Ngao biển cồ
Ngao biển (hay nghêu biển) là động vật thân mềm, có ở vùng triều nơi đáy cát hoặc cát bùn ven sông biển vỏ hai mảnh, dày, hình tam giác, mặt ngoài có lớp sừng màu nâu vàng, mặt trong trắng phủ lớp xà cừ mỏng, được dùng làm thực phẩm.
Ngao biển thường nằm sâu trong lòng cát, cách bề mặt hơn chiều dài ngón tay. Người dân bắt ngao bằng một loại công cụ thô mộc tự chế. Một cán tre có chiều dài chừng hơn 2 mét, một đầu chẽ làm đôi cho một khúc gỗ hoặc đoạn gốc tre để làm bè ra hai bên như hình chữ Y bên phía đầu cuối lắp lưỡi nạo.
Để nạo ngao người đi nạo phải dầm mình dưới nước. Lúc đứng nước thường mấp mé đầu gối, lúc đụng ngao phải ngồi xuống mò bắt, nước cao ngang thắt lưng, lúc sóng vỗ cao gần ngập cổ, nước mặn bắn cay xè mắt. Vì thế, ngao biển có giá trị cao không chỉ về vị ngon mà con công sức bắt ngao của người dân.
Trong Đông y, Ngao tính hàn, vị ngọt, bổ âm, sáng mắt, hoá đờm, ích tinh, bổ thận. Sau khi ăn ngao ta có cảm giác sảng khoái, đẩy lùi phiền muộn, bức bối. Đây là món ăn thích hợp cho người ho hen, tiểu đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí đái, xơ vữa động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư,…
Ngao tươi khi ngâm vào nước muối nhạt há miệng nhả bùn, nếu không mở miệng là đã chết, phải loại bỏ, nếu không khi ăn nhầm ngao chết sẽ có mùi hôi.